Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2099

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Airlines) là hãng hàng không quốc gia của Việt Nam, là thành phần nòng cốt của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Hãng nằm dưới sự quản lí của một hội đồng 7 người do Thủ tướng chỉ định.

Lịch sử ngành hàng không dân dụng ở Việt Nam bắt đầu từ ngày 8 tháng 6 năm 1951, với sự thành lập của hãng hàng không dân dụng đầu tiên Air Vietnam. Với số vốn 18 triệu piastre (tức 306 triệu franc Pháp), hãng được hình thành bởi 6 cổ đông ban đầu là Chính phủ Quốc gia Việt Nam (50%), hãng Air France (33,5%), Vận tải hàng không Ðông Dương (SITA) (11%), Vận tải biển (Messageries maritimes) (4,5%), Hiệp hội hàng không vận tải (Union aéronautique des transports) (0,5%), và Aigle Azur Indochine (0,5%)[3]. Năm 1968, hãng tái cơ cấu lại vốn, chính phủ Việt Nam Cộng hòa mua lại các phần góp và tăng vốn kiểm soát lên 75% và Air France giảm còn 25%[4]
Từ một đội bay nhỏ gồm 5 chiếc Cessna 170, với các điểm đến chủ yếu tới những thị trấn nhỏ khắp Việt Nam[5], Air Vietnam dần phát triển mạnh lên thêm về số lượng máy bay[6][7] cũng như hệ thống đường bay quốc tế trong suốt 24 năm tồn tại.[8][9]
Ở miền Bắc, ngành hàng không dân dụng bắt đầu từ ngày 15 tháng 1 năm 1956, khi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Nghị định số 666/TTg thành lập Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Đây được xem là ngày thành lập chính thức của Hàng không Việt Nam hiện tại. Với một đội máy bay nhỏ gồm 5 chiếc của miền Bắc, hàng không Việt Nam mở đường bay quốc tế đầu tiên tới Bắc Kinh. Trong những năm sau đó, về danh nghĩa, nhiều tuyến bay quốc tế được mở đến các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa, thậm chí đến một số nước phương Tây, nhưng trên thực tế đều thực hiện quá cảnh sang Trung Quốc.
Năm 1976, bên cạnh những cơ sở vật chất đã tiếp quản trước đó, chính phủ Việt Nam tịch thu các tài sản còn lại của Air Vietnam và chuyển cho Tổng Cục Hàng không Dân dụng quản lý và sử dụng. Đội bay Hàng không Dân dụng Việt Nam, ngoài các máy bay Boeing 727 thu được của Air Vietnam, còn được tăng cường bởi các máy bay của Liên Xô như Tupolev Tu-134, Tupolev Tu-154... Một số đường bay quốc tế mới đến Viêng ChănBăng Cốc được mở lần lượt vào các năm 19761978. Bấy giờ, tên giao dịch của Hàng không Dân dụng Việt Nam là Vietnam Civil Aviation; đối với một số tuyến bay đến các nước phương Tây, tên giao dịch Air Vietnam vẫn được sử dụng.
Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch tiếng AnhVietnam Airlines) được thành lập và là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.
Ngày 27 tháng 5 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký quyết định thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines Corporation) trên cơ sở sáp nhập 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng không mà Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam là nòng cốt.
Vào ngày 15 tháng 4 năm 2009, Tổng giám đốc của Vietnam Airlines - ông Phạm Ngọc Minh đã ký văn bản thỏa thuận tham gia liên minh hàng không lớn thứ 2 thế giới - SkyTeam vào giữa năm 2010 [10] [11] [12] [13] .Với việc này, Vietnam Airlines sẽ là đối tác quan trọng của các thành viên trong SkyTeam trên toàn thế giới cũng như tại khu vực Đông Nam Á và hành khách sử dụng dịch vụ của Vietnam Airlines có thể đến hơn 950 điểm đến trên khắp thế giới và hành khách của hãng chỉ cần làm thủ tục 1 lần cũng như được thừa hưởng nhiều quyền lợi khác sau khi hãng gia nhập SkyTeam
Bắt đầu từ ngày 16 tháng 5 năm 2009, Vietnam Airlines sẽ chính thức đưa hệ thống Phục vụ hành khách mới vào khai thác. Hệ thống phục vụ hành khách mới là tập hợp nhóm các giải pháp kỹ thuật đồng bộ được thiết kế và phát triển bởi công ty Sabre Airlines Solutions (Hoa Kỳ), một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung ứng giải pháp công nghệ thông tin cho ngành hàng không thế giới. Hệ thống giải pháp này của Sabre hiện đang được nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới như American Airlines, Gulf Air, Aeroflot… sử dụng và đánh giá cao về sự tiện dụng cũng như tính ổn định trong quá trình khai thác. Với hệ thống giải pháp này khách đi máy bay của Vietnam Airlines thời gian tới sẽ không mất nhiều thời gian chờ đợi vạ vật tại sân bay để làm thủ tục sau khi hệ thống phục vụ hành khách mới hoạt động ổn định và ngoài ra hệ thống giải pháp mới này giúp hoạt động dịch vụ của Vietnam Airlines tốt hơn, nhất là trong việc nhận diện khách hàng, phục vụ khách hàng thường xuyên, đặt chỗ, phục vụ khách tại sân bay... Đồng thời, hệ thống này cho phép hãng dễ dàng liên doanh, kết nối dịch vụ với các hãng hàng không khác. [14] [15]
Vietnam Airlines dự kiến sẽ mở đường bay thẳng tới Los Angeles, Mỹ bằng loại máy bay Airbus-380 hoặc Boeing 787hoặc Boeing 777.